Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định hai thủ tục
giải quyết ly hôn theo thủ tục vụ án dân sự –
ly hôn do một bên yêu cầu (Điều 27 khoản 1, Điều 179) và giải quyết
thuận tình ly hôn theo loại việc dân sự
(Điều 28 khoản 1, Điều 311). Cơ sở xác định thủ tục tố tụng khi thụ lý giải quyết vụ án hay việc hôn nhân và gia đình là sự thể hiện ý chí thuận tình ly hôn.
1.Khái niệm Thuận tình ly hôn
Thuận tình ly hôn là trường hợp cả vợ và chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân, được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng. Đơn xin
thuận tình ly hôn là văn bản xác nhận chính thức ý chí và yêu cầu của cả hai người (theo quy định tại Điều 312 BLTTDS) ngay từ khi nộp đơn yêu cầu toà án giải quyết. Đó là cơ sở để Tòa án thụ lý theo thủ tục việc dân sự (Điều 311 BLTTDS).
Còn khi thụ lý đơn yêu cầu
ly hôn của một bên đương sự, trong quá trình toà án giải quyết vụ án, thì nếu có sự thoả thuận ly hôn (đơn trình bày của bị đơn có nội dung
chấp nhận ly hôn, bản tự khai thể hiện ý chí thuận tình ly hôn) cũng không làm thay đổi thủ tục giải quyết vụ án.